Duyên nợ của vợ chồng, cha con, anh em

Hôm nay có người hỏi tôi:

“Đức Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ.

Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết. Người giàu có kiếp này là người giàu lòng thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp”. Đúng không?

Tôi xem qua liền trả lời:

Là 1 bài thuyết pháp của Phật thôi, tuy đại ý là Duyên Nghiệp nhưng không phải mọi chuyện đều giống vậy chỉ là mọi chuyện đều cùng lý ấy.

Bởi Phật nói từ Tự Tánh cho nên lời nào cũng đúng, đúng ngay cho người và việc hỏi. Nếu chấp vào lời nói thì không tránh được sai lầm. Nếu chấp vào lời trên thì chúng ta liền cho người Bắc và người Trung thật là u mê ám chướng và dại dột vì thích trả nợ, bởi chỉ thích sinh con trai. Tuy đại đa số đúng nhưng không phải tất cả các trường hợp, mục đích chỉ để phá sự mê lầm cho người mà thôi.

Nếu chấp vào trên liền cho người miền Nam rất thông minh vì miền Nam đa số nam nữ gì cũng thích. Cái này cũng đúng vì miền nam thuộc quẻ Ly là Lệ chủ văn minh, hoa mỹ, dễ dung hợp các văn hóa, ruột để ngoài da, nên tâm tư đơn giản. Người miền Bắc tính hiểm, hung dữ, thích đấu tranh xâm chiếm vì thuộc quẻ Khảm cho nên các nước trên thế giới Nam Bắc phân tranh thì chỉ có Bắc đánh Nam chứ nam đâu đánh Bắc. Ví như Khảm Nam Ly nữ chồng đánh vợ chứ mấy khi vợ đánh chồng.

Tuy nhiên chúng ta nên hiểu, con cái đến với cha mẹ thường có 4 loại như Phật đã dạy:

1) Loại thứ nhất là báo ân. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), đôi bên có ân huệ với nhau, lần này chúng nó lại thấy quý vị, bèn đầu thai vào nhà quý vị, sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.

2) Loại thứ hai là báo oán. Trong quá khứ (hay đời quá khứ), quý vị kết cừu hận với họ. Gặp gỡ lần này, họ đến làm con cái quý vị, mai sau lớn lên sẽ thành đứa con khiến cho gia đình suy bại, khiến cho quý vị nhà tan, người chết, nó đến để báo thù quý vị. Vì thế, chớ nên kết oán cừu cùng kẻ khác.

Do đời trước nó giết quý vị bằng cách phá thai, giờ quý vị giết nó cũng bằng cách đó, vậy đời sau quý vị trốn bằng cách nào để được đầu thai sau khi từ địa ngục ra?

3) Loại thứ ba là đòi nợ. Đời quá khứ cha mẹ thiếu nợ chúng nó, chúng nó đến đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi tốt nghiệp đại học, sắp có thể làm việc bèn chết mất. Nợ đã đòi xong, nó bèn ra đi.

4) Loại thứ tư là trả nợ. Con cái thiếu nợ cha mẹ đời quá khứ, đời này gặp gỡ, nó phải trả nợ. Nó phải nỗ lực làm lụng để nuôi nấng cha mẹ. Nếu nó thiếu nợ cha mẹ rất nhiều, nó cung phụng cha mẹ vật chất rất trọng hậu. Nếu thiếu nợ rất ít, nó lo cho cuộc sống của cha mẹ rất tệ bạc, miễn sao chẳng chết đói là được rồi. Hạng người này tuy có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng thiếu lòng cung kính, chẳng có tâm hiếu thuận. 

Báo ân bèn có tâm hiếu thuận, chứ trả nợ chẳng có tâm hiếu thuận. Thậm chí trong lòng chúng nó còn ghét bỏ, chán ngán cha mẹ, nhưng vẫn cho quý vị tiền để sống, nhiều hay ít là do xưa kia chúng nó thiếu quý vị nhiều hay ít.

Câu chuyện về duyên vợ chồng, cha con, anh em

Đây là tôi và bố tôi. Sinh ra để gia đình giàu có, nhưng hành hạ không cho ăn ngủ suốt 15 năm. Từ nhỏ đến lớn tôi hiếm khi thích và rất chán bố tôi, vì hiếm có cái gì bố tôi dạy mà tôi thấy đúng. Nếu nói cho người thường thì rất hay, nhưng nói cho tôi thì tôi thấy nó quá dở, bởi vì đối với tôi nó quá sức tầm thường. 

Khi 15 tuổi cái tôi biết bố tôi không biết làm sao dạy tôi được. Nhờ càng hiểu về nghiệp quả và chăm sóc cho bố nên từ chỗ không thương, tôi đã chân thật thương bố tôi. Trước đó bất cứ làm gì cho bố tôi cũng chỉ làm bổn phận để trả nợ. Dĩ nhiên, chỉ có Sám Hối và chân thành tu tập mới hóa giải được nghiệp quả mà thôi. Chỉ có vậy, đời sau bố tôi mới sẽ không phải trả lại cho tôi nữa.

Tuy nhiên, cũng có thể nhiều người có nhiều duyên nợ với chúng sanh nhưng lại đi gieo nhân không con (như phá thai, sát sanh, giết người…) ở quá khứ hay tiền kiếp nên hiện tại lại phải trả nghiệp nên không có con. hoặc họ muốn có con thì phải sám hối, trì Chú Đại Bi, Chú Dược Sư, và làm thật nhiều việc tốt, hướng thiện và phóng sanh.

Như trước đây tôi đã nói duyên nợ con cái của tôi rằng, chúng ta không có quyền áp đặt gì lên chúng hay dạy dỗ hay bắt nó học gì theo ý mình cả, bởi thực tế nó chẳng có bà còn gì với mình, chẳng qua là hai bên vì hợp đồng duyên nghiệp mà phải làm bổn phận thôi. Nên chi nếu mình làm bổn phận cha mẹ hay con cái thì hãy ráng làm hết sức mình và không nên thương yêu quá đáng hay muốn chiếm hữu hay bắt nó có vợ có chồng theo ý mình để được vui cửa vui nhà hay tốt cho mình. Xin thưa nếu dâu rể và con mình hợp tác để đến trả thù mình thì làm cách nào để khỏi tán gia bại sản.

Thật là quá ngu si đần độn nếu như gặp kẻ thù làm con, mỗi ngày không biết lạy Sám Hối, lại còn đòi hỏi này kia, chia rẽ vợ chồng nó vì tuổi không hợp, vì không môn đăng hộ đối. Đã vậy không lo tu lại còn lo đi chọn năm sinh cho hợp tuổi. 

Nguyện cầu cho tất cả ai đọc được bài này sẽ được nhiều lợi ích và một thời đồng trọn thành Phật Đạo!

Thầy Hoàng Quý Sơn

3 thoughts on “Duyên nợ của vợ chồng, cha con, anh em”

  1. Pingback: cách trả nợ duyên - konkeng

  2. Pingback: làm sao biết còn duyên nợ - hothup

  3. Pingback: các loại duyên vợ chồng - taytou

Comments are closed.